Ngành đồ gỗ: lạc quan nhưng không chủ quan ở thị trường Mỹ
Năm 2014, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Mỹ đạt 2,23 tỷ USD, tăng 11,1% so với năm 2013, vươn lên vị trí thứ hai trong những nước cung ứng đồ gỗ tại thị trường này (sau Trung Quốc). Tuy lạc quan với khả năng tăng kim ngạch ở thị trường Mỹ trong năm 2015, Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (Hawa) vẫn khuyến nghị doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ về hệ thống pháp lý để có thể tránh những rủi ro xảy ra, nhất là về nguồn gốc nguyên liệu khi sản xuất các sản phẩm gỗ.
Linh hoạt để giữ thị trường lớn
Thị trường Mỹ chiếm 35,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam trong năm 2014, tương đương trên 2,23 tỷ USD, tăng trưởng 12,5% so năm 2013.
Các mặt hàng đồ gỗ chủ yếu của Việt Nam xuất vào thị trường Mỹ năm 2014
Mặt hàng |
Giá trị |
|
94035000 |
Đồ gỗ nội thất phòng ngủ |
646.868.834 |
94036090 |
Đồ gỗ nội thất khác |
523.479.063 |
94039090 |
Bộ phận đồ nội thất |
291.383.054 |
94016900 |
Ghế loại khác |
233.154.920 |
94033000 |
Đồ gỗ nội thất văn phòng |
126.690.903 |
94034000 |
Đồ gỗ nội thất nhà bếp |
74.899.615 |
94016100 |
Ghế nhồi đệm |
67.534.709 |
94019099 |
Bộ phận ghế loại khác |
29.539.138 |
44189090 |
Đồ mộc xây dựng |
21.821.686 |
44140000 |
Khung tranh, ảnh, gương |
20.821.789 |
|
Các sản phẩm khác |
49.557.235 |
Tổng |
2.085.750.947 |
Xu hướng tiêu dùng các sản phẩm gỗ hiện nay ở thị trường Mỹ là chuộng kiểu dáng sang trọng, thanh thoát, có sáng tạo về thiết kế và và ứng dụng linh hoạt trong trang trí nội thất, nhất là những sản phẩm hài hòa giữa cổ điển và thiết kế hiện đại, sử dụng kết hợp vật liệu truyền thống và vật liệu mới, màu sắc trang trí tươi, hoa văn lạ, các mẫu trang trí dân tộc, các chi tiết nghệ thuật.
Nhu cầu sử dụng đồ gỗ trên thế giới vẫn còn cao, nhưng các nước xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu châu Âu đang chịu ảnh hưởng suy thoái, thu hẹp sản xuất, nên cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu nhiều hơn. Riêng ở thị trường Mỹ, Trung quốc đang bị áp thuế chống bán phá giá, doanh nghiệp Việt Nam thì chưa có mặt hàng nào bị cảnh báo, đây là điểm mạnh mà doanh nghiệp Việt Nam cần phát huy.
Mỹ được khẳng định tiếp tục là thị trường lớn của ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam, nhưng có một thực tế hiện nay là nhiều đơn đặt hàng số lượng nhỏ bởi nhà nhập khẩu muốn cắt giảm chi phí lưu kho và tránh rủi ro khi chi tiêu của người tiêu dùng có thể biến động theo tình hình kinh tế. Những đơn hàng số lượng nhỏ khiến doanh nghiệp tăng chi phí cả trong sản xuất và vận chuyển, chấp nhận giảm lợi nhuận để giữ khách hàng, duy trì thị trường.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết quý I/2015, nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất sang Mỹ đạt 550 triệu USD, tăng 13,7% so cùng kỳ năm 2014.
Tránh rủi ro bởi các điều kiện pháp lý
Để phát triển bền vững ở thị trường Mỹ, Hawa nhận định các doanh nghiệp cần chú trọng nguồn gỗ hợp pháp. Mỹ đang thắt chặt các điều kiện pháp lý về nguồn gốc nguyên liệu khi nhập các sản phẩm gỗ, nếu sản phẩm gỗ không rõ nguồn gốc nguyên liệu hoặc nguyên liệu bất hợp pháp sẽ bị loại khỏi thị trường này.
Hiện tại, nguồn nguyên liệu gỗ trong nước mới đáp ứng khoảng 50% cho sản xuất nên Việt Nam phải nhập khẩu. Năm 2014, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam nhập trên 1,64 tỷ USD gỗ nguyên liệu và trên 51,67 triệu USD sản phẩm gỗ HS94, trong đó nhập từ Lào chiếm gần 27%, Campuchia chiếm gần 12%, Mỹ chiếm 11,5%, Trung Quốc 10,5%.
Ông Huỳnh Văn Hạnh, phó chủ tịch Hawa cho biết hai thị trường lớn là Mỹ và châu Âu đang có cái nhìn không mấy thiện cảm về tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu ở Lào và Campuchia. Đến nay, các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ Việt Nam chưa gặp vấn đề gì đáng kể về mặt pháp lý khi xuất hàng sang Mỹ, nhưng các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu nên chú ý về nguồn gốc nhập gỗ nguyên liệu.
Công ty bảo hiểm AIG đưa thêm một chú ý khác là chính quyền Mỹ có luật Liên bang, nhưng 50 tiểu bang của Mỹ có luật riêng của mỗi tiểu bang. Luật liên bang thay thế luật tiểu bang khi có sự mâu thuẫn giữa hai luật, tuy nhiên, liên bang không có luật hợp đồng hoặc luật trách nhiệm sản phẩm. Những khó khăn trong kinh doanh gây ra bởi 50 hệ thống luật tiểu bang khác nhau dẫn đến nỗ lực hài hòa các hệ thống luật này.
Thị trường Mỹ là thị trường được quản lý chặt chẽ bằng pháp luật. Các cơ quan có liên quan đối với các nhà xuất khẩu bao gồm: Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng (các rủi ro bất hợp lý về thương tật hoặc tử vong gây ra bởi sản phẩm tiêu dùng); Ủy ban Thương mại Liên bang (các hành vi kinh doanh mang tính chất chống cạnh tranh, lừa đảo hoặc không công bằng); Cục Hải quan và biên phòng. Quyền hạn của các cơ quan này bao gồm: phạt, cấm, tịch thu hàng hóa, khởi kiện dân sự, và các quyền hạn khác.
Mỹ là quốc gia xảy ra nhiều vụ kiện tụng. Môi trường pháp luật phức tạp, luật tiểu bang và luật liên bang có thể được đồng thời áp dụng. Có nhiều nguồn quy định trách nhiệm đối với nhà xuất khẩu: Luật trách nhiệm sản phẩm; các biện pháp bảo hộ mạnh mẽ dành cho các đối tượng sở hữu trí tuệ; hành động của các cơ quan quản lý (thu hồi, cấm, phạt...); các nhà xuất khẩu có thể bị dính líu vào các vụ kiện cáo giữa các bên khác.
AIG đã đúc kết chuỗi rủi ro xuất khẩu mà doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý từ khi doanh nghiệp ký kết hợp đồng với đối tác cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng.
Hiện nay, khi doanh nghiệp xuất khẩu thường lựa chọn phương thức thanh toán L/C để an toàn cho mình, nhưng lại tốn kém cho bên mua, do đó, phương thức Credit Term được coi là phổ biến nhất để doanh nghiệp có thể tăng tính cạnh tranh và mở rộng thị phần. Doanh nghiệp sẽ đương đầu với những thách thức như làm sao đánh giá khả năng tài chính của đối tác, xây dựng quy trình quản lý tín dụng như thế nào cho hiệu quả và giảm thiểu rủi ro. Ngay cả khi doanh nghiệp làm tốt những bước này, thì rủi ro đối tác mất khả năng chi trả và vỡ nợ cũng là chuyện không tránh khỏi.
Có những rủi ro mà doanh nghiệp nên chú ý. Thứ nhất, rủi ro khi hàng hóa được phân phối đến tay người tiêu dùng. Trách nhiệm sản phẩm theo định nghĩa của luật là “Đơn vị góp phần đưa cho sản phẩm được ra công chúng sẽ chịu trách nhiệm cho những tổn thương mà sản phẩm đó gây ra, gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp,nhà xuất khẩu/người bán, nhà nhập khẩu/người mua, nhà phân phối khác”. Thứ hai, rủi ro khi ban điều hành bị thanh tra trong hoạt động xuất khẩu. Doanh nghiệp thường sẽ nghĩ là nếu mình không có tài sản hoặc văn phòng tại Mỹ thì không bị ảnh hưởng bởi luật của nước này, nhưng theo định nghĩa của “minimum contact” thì khi doanh nghiệp xuất khẩu vào tiểu bang nào thì tiểu bang đó đã có quyền tài phán đối với doanh nghiệp đó. Nếu doanh nghiệp không phản hồi đối với hồ sơ triệu tập thì tòa án Mỹ sẽ thi hành “long arm statutes” quy định về thẩm quyền xét xử đối với đối tượng ở ngoài tiểu bang.
Theo kinh nghiệm của AIG, những rủi ro có thể xảy ra khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ có nhiều nguyên nhân: nền kinh tế khó khăn sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng thanh toán ngay cả những công ty tầm cỡ lớn; để giảm cước vận chuyển, các hãng tàu đã phải dồn chuyến vào những con tàu to hơn trong khi các cảng và đội ngũ nhân viên chưa sẵn sàng vận hành cho những con tàu lớn; các vụ thu hồi sản phẩm gia tăng; các vụ khiếu kiện liên quan đến cơ quan chính quyền gia tăng trong khu vực.
Xem những bài viết liên quan:
Các loại gỗ ghép Đà Nẵng
Gỗ ghép (hay còn gọi là gỗ ghép thanh) được sản xuất từ loại nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Những thanh gỗ nhỏ đều được trải qua một quy trình xử lý hấp sấy trên dây chuyền công nghiệp hiện đại và khá...
Ván ép Đà Nẵng
Ván ép Plywood – Ván ép Veneer - Ván ép phủ phim Nguyên liệu gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm nhưng nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ gỗ vẫn không ngừng tăng lên. Các loại ván é...
Mica Đà Nẵng giá rẻ
Mica giá rẻ tại Đà Nẵng - Mica giá tại kho Hiện nay có hai loại mica trong phổ biến là mica trong Trung Quốc và mica trong Đài Loan, mica trong Đài Loan có mức giá cao hơn tuy nhiên có độ dày...
Ván coppha Đà Nẵng ở đâu rẻ
Công ty Đại Hiệp Phát nhà cung cấp và phân phối ván ép coppha giá rẻ chất lượng cao tại Đà Nẵng. Sản phẩm của chúng tôi luôn được đảm bảo chất lượng tốt nhất, tất cả các sản phẩm đều được dập log...